Nhiều kỹ thuật Seo cần thiết mà Developer bạn phải tìm hiểu

SEO (Viết tắt là Search Engine Optimize) là một thuật ngữ chỉ về công việc tối ưu hóa trang web để thân thiện hơn với google, trong đó bao gồm cả yếu tố về nội dung lẫn kĩ thuật (của website). Các developerthông thường ít khi để ý đến việc trang web có được tối ưu chuẩn SEO hay chưa. Một phần vì công việc SEO đã có đội ngũ làm việc đó và công việc chính của developer là vận hành website hoạt động hiệu quả. Thế nhưng, là một developer chuyên nghiệp, việc tối ưu trang web cho nó trở nên chuẩn SEO cũng là điều cần thiết. 7 kỹ thuật SEO sau đây sẽ giúp cho các developer rất nhiều đấy.

1. Chặn robot/crawler/spider thu thập dữ liệu bản thử nghiệm (staging server)

Trước khi một đưa website ra môi trường production thì bước thử nghiệm (staging) là cực kì quan trọng. Đặc biệt là khi kiểm tra landing page thì sẽ vẫn xuất hiện một số các khu vực dễ bị xâm nhập nhất của website. Nếu không kiểm soát được những khu vực này, thì công cụ tìm kiếm sẽ crawl và index. Kết quả là trang của bạn sẽ bị duplicate, điều này sẽ làm giảm thứ hạng của trang trên Search Engine.

Cac ky thuat Seo ma Developer can biet ​


Để ngăn chặn vấn đề này xảy ra, các developer cần làm theo những hướng dẫn sau:

  • Chỉ định vùng IP, sử dụng tường lửa để ngăn chặn truy cập và chặn các spiders tìm vào trang của bạn (spider - hay còn gọi là googlebot - là một chương trình chạy tự động của google khi tìm đến các trang web để hiển thị về trang tìm kiếm).
  • Đính kèm một file robots.txt ở ngay root của server để chặn spider.
  • Tạo một trang login có đăng nhập bằng password để chặn spider tìm đến content của bạn.

2. Quản lý các redirect (chuyển tiếp)
 

slide ​


Redirects là những công việc thường thấy trong quản lý website. Việc redirect này rất quan trọng để đưa content về một vùng mới khi trang bị xóa đi hoặc khi bạn dịch chuyển domain sang một domain khác. Nếu không biết redirect đúng cách, trang của bạn sẽ có nguy cơ bị giảm thứ hạng trên google search. Để tránh được điều này, bạn nên sử dụng redirect 302 chuyển hướng cho các trang được di dời vĩnh viễn. 302 giúp tạm thời chuyển hướng URLs của bạn nhưng không chuyển hết giá trị qua trang mục tiêu.

3. Dùng thẻ canonical chặn nội dung rác

Sử dụng thẻ canonical là kỹ thuật SEO tiên quyết cho một trang web đơn để xác lập chủ quyền của mình đối với content trong website đó. Điều này sẽ gây ra rắc rối không nhỏ khi content giống nhau được tìm thấy trên nhiều trang web khác và từ đó trang web của bạn sẽ bị giảm đi uy tín đối với công cụ tìm kiếm. Sử dụng cài đặt Apache Web Server là một ví dụ giúp những URLs này sẽ có cùng content với nhau.

 

Cac ky thuat Seo ma Developer can biet ​


Để quản lý việc duplicate từ những trang này làm sao cho nó có hiệu quả, hãy sử dụng chuyển hướng 301 để chỉ từng biến thể URL ở một URL chuẩn hoặc URL ưa thích.

Các URLs khi render trang tương tự mà không có dấu “/” sẽ dễ xảy ra duplicate. Nói chung, các developer nên định cấu hình URLs có hoặc không có dấu gạch chéo và tạo ra một quy tắc chuyển hướng 301 để đưa người dùng ra khỏi phiên bản bị loại bỏ.

Một cách khác để quản lý các content bị duplicate đó là đó là sử dụng tag "rel=canonical" cho từng biến thể. Nó được thiết kế để chỉ định rõ đâu là nguồn có thẩm quyền.

4. Tối ưu phiên bản Mobile

Phát triển hoặc di dời một website mà không hướng đến phiên bản mobile web đó là bạn đã mất đi một lượng người dùng khá lớn. Theo trang comScore, số lượng người dùng internet thông qua các thiết bị di động trên thế giới đang ngày càng tăng lên và đang gần vượt mặt các dòng desktop. Để phản ứng với xu hướng này, Google đã phát triển ra một thuật toán được mong đợi là sẽ đẩy mạnh các hoạt động trên mobile hơn.

Những nhà phát triển chiến lược cho các dòng điện thoại di động đã sử dụng các sub-domain có chứa một phiên bản tương tự như trên desktop. Điều này đòi hỏi cần thêm nguồn tài nguyên để quản lý nền tảng hai mã nguồn ngoài riêng biệt cộng thêm hệ thống phụ trợ. Nó cũng dẫn đến sự trùng lặp nếu các trang trên mỗi trang không được gắn thẻ chính xác và có thể bị Google trừng phạt. Nếu bạn nghi ngờ trang web của bạn đã bị google phạt thì hãy thử sử dụng công cụ hữu ích này.

Google là đơn vị đầu tiên ủng hộ cho các website có thiết kế responsive phiên bản mobile-first. Thay vì tạo ra một trang web giàu tính năng hiển thị trên các desktop sau đó ẩn đi chức năng hiển thị trên mobile thì một hướng tiếp cận mobile-first mới thiết kế tương thích với kích cỡ màn hình nhỏ nhất. Các web designer cũng đang dần bắt đầu từ mobile sau đó là đi lên các màn hình desktop lớn hơn.

5. Tăng tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang (Page Speed) cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong kỹ thuật SEOảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn trên google. Nếu trang mất quá nhiều thời gian để tải thì users sẽ ngay lập tức rời bỏ trang của bạn liền. Điều này sẽ phần nào làm mất uy tín đối với doanh nghiệp trong mắt các khách hàng online. 

Các designers và developers nên đảm bảo rằng websites được tối ưu một cách tốt nhất bằng cách theo dõi những gợi ý sau:

  • Giảm thiểu mã nguồn để loại bỏ những khoảng trắng không cần thiết.
  • Định cấu hình máy chủ để bật chế độ nén Gzip
  • Sử dụng CSS sprite để giảm thiểu yêu cầu của máy chủ.
  • Bật tải và hiển thị các tệp Javascript bên ngoài không đồng bộ.

Tôi liệt kê ra cho bạn một số công cụ phổ biến được dùng để đo tốc độ tải trang:

http://gtmetrix.com: trang web uy tín chuyên phân tích tốc độ tải trang trên bản desktop và bản một cách chi tiết và có nhiều thang điểm cho một yếu tố.

https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/: đây là một tool của google dùng để đo pagespeed cho cả bản desktop lẫn cả bản mobile

https://www.keycdn.com/blog/website-speed-test-tools/#pingdom: đây cũng là một công cụ uy tín dùng để đo tốc độ tải trang, check up-time robots

6. Lưu ý các thẻ HTML quan trọng

Đứng ở góc độ SEO, đa phần nhiều người cho rằng yếu tố HTML quan trọng nhất có thể kể đến là thẻ heading và thẻ alt tag. Nếu như không có những thẻ này, các webmaster thường mất đi cơ hội để đưa users và search engines vào đúng nội dung của trang.

Trong các thẻ HTML thì thẻ <h1 > được xem là thẻ quan trọng nhất và phải luôn có mặt ở các page. Search engines sẽ luôn chú ý đến các từ có sử dụng thẻ <h1 > để kiểm tra sự chính xác của content tương ứng với thẻ <h1 > đó.

Mặc dù HTML5 có cho phép sử dụng nhiều thẻ <h1 >, mỗi thẻ đều cần thiết cho từng page và nên tránh việc gây nhầm lẫn giữa users và search engine. Tất cả những search engines lớn trên thế giới đều bỏ qua các thẻ <h1 > hoặc nó coi như là những công cụ để đẩy lên nhiều từ khóa hơn.

7. Kiểm soát các lỗi từ Google Search Console

Khi một trang trong site bị xóa và bị dời đi thì URL gốc không còn cung cấp thêm content cho người dùng nữa thì trang sẽ trả về kết quả “404: Not Found”. Lập tức, Google sẽ không index cho những trang này nữa.

 

Cac ky thuat Seo ma Developer can biet 2 ​

Một lỗi phổ biến của trang lỗi xảy ra khi nó được trả về với mã phản hồi '200: OK' trên các URL đã bị xóa hoặc di chuyển. Điều này sẽ gây ra vấn đề nếu nó thường xuyên phổ biến vì những URL này vẫn có thể được lập chỉ mục. Nếu tỷ lệ bỏ rơi cao, trang web có thể bị phạt bằng một thuật toán đánh giá chất lượng như Google Panda.
 

Theo topitworks
ky thuat seo ky thuat google developer seo ky thuat developer seo

Thời gian đăng bài viết Tác giả: quanly | Thời gian đăng bài viết Đăng lúc: | Thời gian sửa lần cuối bài viết Lần sửa cuối: 27/10/17 08:51 | Đếm số lượt xem Số lượt xem: 4,471

Hãy là người đầu tiên viết bình luận